Các hoạt động hiện tại Voyager_1

Voyager 1 hiện là vật thể do con người chế tạo ở xa nhất ngoài Trái Đất,[13] đang đi xa khỏi cả Trái Đất và Mặt trời với tốc độ năng lượng quỹ đạo riêng lớn hơn bất kỳ một tàu vũ trụ nào khác.[14]

  • Dù tàu vũ trụ anh em của nó, Voyager 2, được phóng trước 16 ngày, Voyager 2 sẽ không bao giờ vượt qua Voyager 1 bởi tốc độ phóng cuối cùng của nó thấp hơn.
  • Tàu vũ trụ New Horizons (Chân Trời Mới) sẽ không bao giờ vượt qua Voyager 1, dù được phóng từ Trái Đất với tốc độ lớn hơn cả hai tàu Voyager.

Tốc độ hiện tại của New Horizons hơi lớn hơn Voyager 1 nhưng khi New Horizons đạt tới cùng khoảng cách từ Mặt trời như Voyager 1 hiện nay, tốc độ của nó sẽ khoảng 13 km/s (8 dặm/giây) so với tốc độ của Voyager là 17 km/s (10.5 dặm/giây).[15] Trong chuyến bay của mình, Voyager 1 có lợi thế từ một số lực đẩy hỗ trợ trọng lực.

Báo cao mới nhất của NASA về Voyager: Ở thời điểm ngày 12 tháng 4 năm 2010 Voyager 1 ở khoảng cách 113.158 AU (16.928 tỷ km, hay 10.518 tỷ dặm) hay 0.0018 năm ánh sáng từ Mặt trời, và đã vượt qua sốc cuối cùng, đi vào nhật bao. Như một phần của Phi vụ Liên sao Voyager của NASA,[16] mục tiêu hiện tại là tới và nghiên cứu nhật dừng, là biên giới đã biết của Hệ mặt trời.

Ở khoảng cách này, các tín hiệu từ Voyager 1 có Thời Gian Phát Và Dáp Ánh Sáng bằng 31:34:00 (giờ:phút:giây) -- so với 25:45:00 của Voyager 2 (ở thời điểm 2010-04-12).

Nếu Voyager 1 vẫn hoạt động khi nó hoàn thành cuộc du hành qua nhật dừng (để hoàn toàn trở thành vật thể đầu tiên do con người tạo ra rời Hệ mặt trời), các nhà khoa học sẽ có những đo đạc trực tiếp đầu tiên về các điều kiện của môi trường liên sao, có thể cung cấp các bằng chứng liên quan tới nguồn gốc và tính chất chung của Vũ trụ.

So với Hệ mặt trời Voyager 1 ở trên một quỹ đạo phóng hyperbol, ví dụ tốc độ của nó (17.07 km/s) lớn hơn tốc độ thoát địa phương. Tốc độ thấp hơn tốc độ thoát của Ngân hà (≥ 525 km/s = 326 dặm/giây).[17] Vì thế nó sẽ không quay trở lại bên trong Hệ mặt trời, mà ở lại bên trong Ngân hà.[18][19]

Cùng với Pioneer 10, Pioneer 11, Voyager 2, và New Horizons, Voyager 1 là một tàu vũ trụ liên sao. Nếu Voyager 1 đang đi theo hướng về phía ngôi sao gần nhất, nó sẽ tới đó sau khoảng 75,000 năm.

Voyager 1 có các mục tiêu đầu tiên là các hành tinh Sao Mộc và Sao Thổ và các Mặt Trăng cùng các vành đai của chúng; phi vụ hiện tại của nó là thám sát nhật dừng và đo đạc các phần tử của gió mặt trờimôi trường liên sao.

Cả hai tàu Voyager đều đã vượt xa khỏi tuổi thọ dự tính ban đầu của chúng. Mỗi tàu vũ trụ có năng lượng điện từ ba máy phát nhiệt điện đồng vị phóng xạ (RTGs), và dự định sẽ tiếp tục tạo ra đủ điện để các tàu vũ trụ liên lạc với Trái Đất cho ít nhất tới năm 2025.[20]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Voyager_1 http://cnn.com/2005/TECH/space/05/25/voyager.space... http://cnn.com/2006/TECH/space/05/23/voyager.2/ind... http://edition.cnn.com/2003/TECH/space/11/05/voyag... http://www.heavens-above.com/solar-escape.asp http://hypertextbook.com/facts/1997/PatricePean.sh... http://forum.nasaspaceflight.com/index.php?action=... http://www.youtube.com/watch?v=2pfwY2TNehw http://adsabs.harvard.edu/abs/1987IAUS..117...39C http://pluto.jhuapl.edu/news_center/news/081706.ph... http://nssdc.gsfc.nasa.gov/nmc/spacecraftDisplay.d...